Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương phát biểu tại hội thảo. |
;">
;">
;">
Phát biểu khai mạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga cho biết, năm 2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 11 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ban hành Chỉ thị 21 về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, đã tạo thêm động lực, cơ chế cho công tác phụ nữ.
;">
Phát huy vai trò phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới (Nguồn: vtvgo.vn) |
;">
;">
;">
GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương phát biểu đề dẫn. |
;">
;">
;">
;">
;">
Toàn cảnh Hội thảo. |
;">
;">
;">
Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cũng chỉ ra những vấn đề cần phải quan tâm đó là: dù đã qua hơn 10 năm nhưng một số chỉ tiêu của Nghị quyết 11 vẫn chưa đạt được như cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên (nhiệm kỳ 2020 - 2025, cấp tỉnh đạt 15,7%; cấp huyện đạt 17%; cấp đạt 20,8%); nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35% đến 40% (nữ ĐBQH khóa XV đạt 30,26%; nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh đạt 29%; cấp huyện đạt 29,08%; cấp xã đạt 28,98%). Nơi này, nơi khác nhận thức về phụ nữ và công tác phụ nữ chưa sâu sắc, toàn diện; cơ hội bình đẳng cho phụ nữ, nhất là về việc làm, nghề nghiệp, tiền lương, vị trí trong xã hội, gia đình... còn định kiến giới và phân biệt đối xử; đội ngũ cán bộ nữ chưa tương xứng với yêu cầu tình hình mới; quá trình phát triển nảy sinh nhiều vấn đề mà người chịu hậu quả nhiều hơn vẫn là phụ nữ, trẻ em như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh phi truyền thống; việc phát huy vai trò phụ nữ trong quá trình phát triển chưa toàn diện; một bộ phận phụ nữ còn gặp khó khăn trong cuộc sống…
;">
Theo báo cáo, tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đạt 26,5% - thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á; Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình với tỷ lệ 16% (so với tỷ lệ chung của các nước khoảng 10%); Trong lĩnh vực thể dục - thể thao, thành tích của nhiều vận động viên nữ trên các đấu trường thể thao đỉnh cao đã ghi dấu ấn của Việt Nam ở khu vực và thế giới, làm nức lòng người dân trong nước. Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ không ngừng được đổi mới, hoàn thiện và tổ chức thực hiện đồng bộ, chú trọng chăm lo phát triển tài năng nữ và nguồn nhân lực nữ chất lượng cao. Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị. Tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ đảng các cấp trong các nhiệm kỳ đều tăng. Tính đến tháng 12/2022, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ chiếm tỷ lệ 50%, dần tiệm cận với chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (đến năm 2025 là 60%). Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV đạt 30,26% - cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực, đứng đầu trong Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Qua đó, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; đạt được nhiều kết quả tích cực về thu hẹp khoảng cách giới trong nhiều lĩnh vực; năm 2023, Việt Nam tăng 11 bậc về thu hẹp khoảng cách giới so với năm 2022 (từ thứ hạng 83 lên 72 trong số 146 nước tham gia xếp hạng)… |