Ông Bế Ích Ngân và cô con gái út bị nhiễm chất độc da cam hiện đang ở nhà con trai là Bế Ích Hưởng
ở xã Quảng Hưng, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: Quang Chiến)
Tại Quyết định số 1990/QĐ-UBND ngày 19/12/2012 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc “giải quyết đơn khiếu nại” thừa nhận: Khu đất bị cưỡng chế nêu trên ông Bế Ích Ngân, sinh năm 1938 (trú tại xã Quảng Hưng, huyện Quảng Uyên) đang khiếu nại đòi quyền quản lý, sử dụng: “Là do bố mẹ ông Ngân mua trong khoảng năm 1940 - 1943, nhưng không cụ thể về vị trí, ranh giới, diện tích và có giấy chứng minh… Năm 1990, do các cơ quan quản lý lỏng lẻo nên ông Ngân đã dựng 2 ngôi nhà gỗ trên khu đất này…”. Về hiện trạng đất, Quyết định này cũng đã thừa nhận: “Cơ quan nhà nước đang sử dụng 18.073,6m2; số diện tích còn lại là 1.143,29m2 do một số hộ gia đình chiếm dụng và một số hộ đã được Nhà nước giao làm nhà ở”.
Được biết, ông Bế Ích Ngân là con trai của lão thành cách mạng Bế Ích Tịnh (Chủ nhiệm Ủy ban Việt Minh thời kỳ 1943 ở Cao Bằng) và Mẹ Việt Nam Anh hùng Nghiệp Thị Thuận. Ngoài ra anh, em của ông là liệt sĩ hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bản thân ông Ngân là người tham gia chống Mỹ và bị phơi nhiễm chất độc da cam ở chiến trường Quảng Trị. Hiện con gái ông đang phải gánh chịu di chứng nặng nề từ chất độc này.
Vào những năm trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945, gia đình ông có thửa đất tại số 57, tờ bản đồ 16, ở phố Trung Hòa, thị trấn Quảng Uyên, tức khu đất bị cưỡng chế. Những năm sau này, khi địch leo thang bắn phá ra miền Bắc, thực hiện chương trình sơ tán, gia đình ông chuyển về quê ở xã Quảng Hưng, huyện Quảng Uyên cư trú. Đến năm 1990, gia đình ông quay lại nơi cũ, dựng tạm căn nhà nhỏ để ở và làm nơi thờ tự các liệt sĩ và Mẹ Việt Nam Anh hùng Nghiệp Thị Thuận.
Bên ngoài và bên trong căn nhà đơn sơ là nơi cư trú của ông Bế Ích Ngân và thờ cúng hai liệt sĩ cùng
Mẹ Việt Nam Anh hùng Nghiệp Thị Thuận trước khi bị UBND huyện Quảng
Uyên tổ chức phá dỡ, cưỡng chế. (Ảnh do gia đình cung cấp).
Ngày 18/7/2016, mọi thứ đã bị lực lượng cưỡng chế của UBND huyện Quảng Uyên san phẳng,
kể cả vị trí thờ cúng các liệt sĩ và Mẹ Việt Nam Anh hùng Nghiệp Thị Thuận. (Ảnh: Quang Chiến)
Riêng về nguồn gốc, quyền sở hữu cũng như các nội dung nêu trên đều được các lớp cán bộ hưu trí, nguyên lãnh đạo địa phương xác nhận. Kể từ ngày đó đến nay, ông Ngân xin được cấp một phần nhỏ, trong tổng số diện tích gần 20.000 m2 trên để làm nơi thờ tự cho mẹ, anh, em và dùng cho bản thân sau này, vì ông cho rằng, đây là đất hương hỏa, tổ tiên để lại. Các anh, em của ông được sinh ra, lớn lên tại mảnh đất này, nhưng họ đã hy sinh và chưa tìm thấy hài cốt nên gia đình có nguyện vọng được thờ tự tại đây; hoặc nếu thu hồi thì có chính sách hỗ trợ, bồi thường để gia đình có nơi thờ tự, thể hiện một việc làm thiêng liêng với những người con đã quên mình vì đất nước.
Song chính quyền địa phương không thừa nhận những lời đề nghị được cho là thấu tình, đạt lý như trên; không thừa nhận việc gia đình ông Ngân đã từng và đang ở khu đất bị cưỡng chế; đồng thời cho rằng, việc ông ở từ năm 1990 là trái phép và yêu cầu tháo dỡ. Cụ thể, văn bản số 2627/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 của UBND huyện Quảng Uyên đã quyết định “không thừa nhận việc đòi bồi thường, quản lý và sử dụng khu đất thực phẩm cũ của ông Bế Ích Ngân”.
Còn về phía UBND tỉnh Cao Bằng cũng thể hiện quan điểm “tiền hậu bất nh???t” ngay trong cùng một văn bản quyết định hành chính, như: Dù thừa nhận nguồn gốc đất là “do bố mẹ ông Ngân mua trong khoảng năm 1940 - 1943,... năm 1990, ông Ngân đã dựng 2 ngôi nhà gỗ trên khu đất này”, song với văn bản số 1990/QĐ-UBND ngày 19/12/2012, tỉnh vẫn quyết định “không chấp nhận đơn khiếu nại của ông Bế Ích Ngân đòi quyền được sử dụng đ???t”.
Lý lẽ mà các cơ quan này đưa ra là “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại việc đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng”. Thậm chí, khi gia đình ông Ngân có nguyện vọng được cấp một khu đất khác để ổn định chỗ ở cũng không được chính quyền địa phương xem xét...
Tại văn bản trả lời số 4474/BTNMT-Ttr ngày 14/10/2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường liên quan đến đơn kiến của gia đình ông Bế Ích Ngân chỉ rõ: “Gia đình ông đông người, thuộc diện gia đình chính sách, có hai liệt sĩ, mẹ được phong tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, bản thân là nạn nhân chất độc da cam, có con bị di chứng da cam. Ông có nhu cầu được giao đất để ổn định chỗ ở. Việc này thuộc thẩm quyền của UBND huyện Quảng Uyên”. Thế nhưng, trong văn bản trả lời công dân số 208/UBND-TNMT ngày 25/3/2016 do Chủ tịch UBND huyện Quảng Uyên - Đinh Huy Giáp ký vẫn có dấu hiệu “vô cảm” khi cho rằng: “Ông Ngân không thuộc diện khó khăn về đất đai nên UBND huyện Quảng Uyên cũng không xem xét việc giao đất cho gia đình ông Ngân”. Đồng thời quyết định: “Huyện đã trả lời nhiều lần, nếu sau này gia đình không có các giấy tờ khác chứng minh liên quan đến khiếu nại thì UBND huyện sẽ không trả lời”.
Trao đổi với PV ngày 28/7/2016, ông Đinh Huy Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quảng Uyên cho biết: Trong vụ việc nhà ông Bế Ích Ngân, UBND huyện không sai. Ông Giáp khẳng định mọi việc đều được triển khai đúng thủ tục, quy trình. Phía huyện tiến hành các công việc trên căn cứ chỉ đạo của UBND tỉnh (tức Quyết định 1990/QĐ-UBND ngày 19/12/2012 của UBND tỉnh Cao Bằng – PV). "Các đồng chí cần thêm thông tin gì cứ ra UBND tỉnh Cao B???ng hỏi sẽ rõ…” - ông Giáp nói.
Trước thắc mắc của PV về việc tổ chức cưỡng chế, đập phá nơi thờ tự liệt sĩ, Mẹ Việt Nam Anh hùng đúng dịp 27/7 đối với một gia đình chính sách như vậy có phù hợp không? Chủ tịch UBND huyện Quảng Uyên Đinh Huy Giáp khẳng định: “Đúng là cũng hơi nhạy cảm, địa phương sẽ rút kinh nghiệm”.
Liên quan đến vụ việc, cũng trong ngày 28/7, ông Thang Trọng Dũng - Chánh văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng cho biết: "Về vụ cưỡng chế đất liên quan đến ông Bế Ích Ngân ở thị trấn Quảng Uyên, tôi nắm khá rõ. Đây là một gia đình chính sách ở thị trấn Quảng Uyên. Về việc huyện Quảng Uyên tổ chức cưỡng chế mảnh đất và nhà của ông Bế Ích Ngân vào ngày 18/7/2016, chúng tôi có nắm được sơ sơ. Tuy nhiên, nội dung cụ thể thế nào chúng tôi đang chờ báo cáo chính thức từ UBND huyện Quảng Uyên".
Về câu hỏi huyện Quảng Uyên chọn thời điểm kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ (27/7) để cưỡng chế nhà cửa, đất đai của một gia đình chính sách liệu có quá nhạy cảm, thậm chí là “vô cảm”? Ông Dũng cho hay: "Đúng là việc làm này hơi thiếu cân nhắc. Chúng tôi sẽ nghiêm túc cho xem xét lại".
Khi nghiên cứu lại nội dung Quyết định 1990/QĐ-UBND ngày 19/12/2012 của UBND tỉnh Cao Bằng, chính bản thân ông Thang Trọng Dũng cũng cho rằng, Quyết định này là “tiền hậu bất nh???t”, "rất lủng củng, thiếu nhất quán”. Ông Dũng phân tích rằng, trong văn bản trên, nội dung trước thì công nhận lịch sử nguồn gốc đất là của gia đình ông Bế Ích Ngân, tuy nhiên, phần sau lại bác bỏ mọi quyền lợi của gia đình ông Bế Ích Ngân đối với mảnh đất cùng nhà cửa. Ngay trong cùng một quyết định hành chính mà nội dung các phần lại mâu thuẫn nhau.
Là gia đình chính sách, có công lớn với đất nước, lẽ ra phải được đền đáp xứng đáng, được Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện về mọi mặt. Song không hiểu có phải chính quyền tỉnh Cao Bằng “vô cảm” với người có công , hay quá “cứng nhắc trong quản lý” hoặc vì một lý do nào đó đã vô tình đẩy một cựu chiến binh già gần 80 tuổi phải lặn lội khắp nơi đi tìm công lý?
Câu trả lời xin dành cho chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng!
Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh về vụ việc này trong những bài viết tiếp theo./.